
Bài viết gần đây

Tan

Giấc mơ có tan ra không?
Người ta nói nếu anh mới đi dự đám tang của 1 người, anh sẽ òa khóc nức nở và quay về nhìn nhận cuộc sống của mình một cách khác hơn.
Khi anh đi dự đám tang của 10 người, and sẽ không còn khóc nữa mà thấy mình chợt bình thản nhắm mắt lại cho giọt lặng lẽ chảy bình yên xuống vai, và nhẩm thầm những câu thơ Xuân Diệu
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
Rồi họ lại nói nếu anh đi dự đám tang của 100 người, anh sẽ thấy chính mình tan biến như một đám hơi sương tan ra trong một đêm gió lộng.
Và anh nghe tiếng họ vang vọng giữa không trung
Đừng đứng bên mộ tôi mà khóc
Tôi không ở đó và không ngủ đâu nào
Tôi là ngàn cơn gió thoảng
là kim cương trong tuyết sáng long lanh
là ánh dương dát vàng hạt lúa
là mưa thu nhẹ rớt bên đời
Trong nắng sớm ban mai tĩnh lặng
tôi là cánh chim nhẹ vút lưng trời
Đừng đứng bên mộ tôi mà khóc
Tôi không ở đó
và không chết đâu nào
Do not stand at my grave and weep;
I am not there. I do not sleep.
I am a thousand winds that blow.
I am the diamond glints on snow.
I am the sunlight on ripened grain.
I am the gentle autumn rain.
When you awaken in the morning's hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circled flight.
I am the soft stars that shine at night.
Do not stand at my grave and cry;
I am not there. I did not die.
Và khi chính anh chỉ còn 1 giờ để sống, anh sẽ mơ thấy mình trôi thật nhẹ nhàng giữa biển đêm, anh biết sau lưng anh là bờ cát li ti nơi hàng vạn ngàn câu chuyện của đời anh đã diễn ra, nơi anh đã vui, đã buồn, đã bận rộn với những công việc chất chồng, đã cuốn cuồn chạy đuổi đủ thứ thứ mà anh không biết bây giờ lấy chúng để làm gì, khi mà anh đang dần trôi rât êm sang bên kia bờ đại dương...
Anh là cát bụi.

Dust in the wind
Đọc tiếp....
Posted In
hư không,
tôi-miên-man
|
|
Baby don't you cry - Quincy Coleman
Posted In
English,
tôi-miên-man,
trẻ thơ
|
|
Are you chasing your shadow?

We are drunk in the knowledge of the outer world. We seek news, information, stories, facts, yet still feel like something is missing. We know a great deal about math, physics, literature, art, music, this artist's shoes size or that politician's coming plan, yet how much do we know about ourselves? We spend hours and days on classes and books and movies and songs, and how many times in a month or a year do we spare some minutes to truly look at ourselves? Isn't it enough of an irony that we have explored so much of this world, to the unknown lands and planets, and new fields and professions, yet remain alien to the one who does all of these?
"What for?" we ask. Well, simply put, to be a puppeteer and not a puppet. We think we are free, but we are not. We are constantly driven, and if we don't master the driver, how are we going to be in control? How are we going to be free?
That, however, doesn't mean we should stop collecting knowledge. It only means that the master of the inner knowledge is more important. We still have to learn from the outer world, we still have to collect information, to know more about it, to know everything that needs to be known for us to realize that the only thing we need to know is our self. And once we did it, we will realize that for the outer world, we have already mastered it, too.
KNOW THYSELF

Đọc tiếp....
Posted In
English,
hư không,
lá rụng về cội,
living metaphysically
|
|
"Không có cuộc chiến nào chấm dứt mọi cuộc chiến" - Haruki Murakami

"Listen up -- there's no war that will end all wars." - Haruki Murakami
Có quá nhiều đối kháng trong xã hội này. Nhìn trong thực tế ta có thể thấy chiến tranh khắp mọi nơi, không phải chỉ là cuộc chiến giữa các quốc gia, giữa nội bộ đất nước, giữa các đảng chính trị hay các nhóm sắc tộc. Cuộc chiến dù rất nhỏ thôi cũng gieo một mầm mống hủy diệt cho bản thân người gây chiến và cho cả cộng đồng. Tức giận, thù hằn, kháng cự, chống đối... hình như người ta phải đối đầu với một cái gì đó thì họ mới thỏa mãn, dù thứ đó là điều vốn lành mạnh về bản thể hay một thứ kém "lành" hơn cần được cải thiện (chứ không phải chống phá).
Thật đáng buồn khi mục đích sống của chúng ta là chỉ để chống chọi với điều gì đó thay vì sống vì một điều gì đó. Có lẽ cảm giác đối chọi làm cái tôi vị ngã cảm thấy thỏa thuê hơn là khi phục dịch cho một lý tưởng nào đó. Một phần nữa là do chúng ta sống bằng tiềm thức, thật dễ dàng để phán đại một lời bình cay cú về thứ nào đó mà ta thấy khó chịu, dễ hơn việc tỉnh thức lại và nhận ra thứ mà ta đang mắng mỏ không thương tiếc kia cũng là một phần của ta đấy thôi.
Mọi thứ đều là phản ảnh của chính ta. Tại sao là ta - chứ không phải người nào khác - gặp phải thứ đó, con người đó, tình huống đó? Ta có thể đổi thừa cho may rủi - và đây là cách mà rất nhiều người ưa thích - nhưng điều đó chẳng khác nào ta đứng trước gương và rủa 'tại sao người ta lại chế tạo ra gương để tôi thấy những điểm bất ổn của tôi chứ?' Hơn nữa, liệu có cái gì là ngẫu nhiên, may rủi hay không, hay nó tiềm ẩn những nguyên nhân mà ta không thấy được hoặc muốn chối bỏ? Vì thậm chí đường đi của một nguyên tử cũng theo một quỹ đạo cực kỳ chính xác, thì liệu có cái gì là vô duyên vô cớ?
Nhưng vì ta sống bằng tiềm thức, nên ta dễ dãi cho qua những nguyên nhân ở tầng sâu - nhất là nguyên nhân trong thâm tâm ta - mà chỉ thích nhìn sự việc trên bề mặt. Những tâm hồn lúc nào cũng bị cái tôi vị ngã bao vây, chống phá, những tâm hồn đầy loạn lạc, thù ghét, sân hận, bi thương... đó là những người sẽ không tìm được hòa bình đích thực, vì phương châm của họ là chống đối chứ không phải phục dịch, là tàn phá chứ không phải xây dựng, là chiến tranh chứ không phải hòa bình. Và vì ta không thể lấy bóng tối mà xua tan bóng tối, nên họ sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng hòa bình cho đến khi họ chịu buông bỏ tâm phản kháng của chính mình. Chúng ta tìm thấy hòa bình bằng cách vượt lên chiến tranh, chứ không phải thêm chiến tranh.
Không có cuộc chiến nào chấm dứt mọi cuộc chiến.
Đọc tiếp....
Posted In
hư không,
living metaphysically
|
|
Homing

Born a traveller
Died a returner
Home is everywhere
Everywhere to home
Sinh ra là khách qua đường
Chết rồi làm kẻ trở về cố hương
Đất trời quán trọ bên đường
Cùng nương thân phận ngàn năm bụi bờ
(Khuyết danh)
Đọc tiếp....
Posted In
English,
hư không,
lá rụng về cội
|
|
Như cánh chim trời

Ta tự hỏi không biết cảm giác ấy như thế nào? Cái cảm giác ngồi sau chấn song nhà tù và nhìn ra bầu trời tự do ngát hương gió bên ngoài. Cái khung cảnh thoáng đãng đến nỗi chỉ cần phút chốc hiên lên trong mắt ta, hay trong tâm trí ta, cũng đủ để dư âm dịu mát của nó lan tỏa khắp trong hồn, để rồi quay lại, ta thấy cõi tù lao thật nhỏ bé và thảm thương...
Một cái gì đó đang vỡ ra. Con người đau khổ không phải vì những thứ họ ham muốn, cũng không phải vì họ không đạt được những thứ họ ham muốn. Thứ khiến con người đau khổ là chính bản thân việc ham muốn đó mà thôi.
Đạo sư Osho từng bảo, hầu hết những gì chúng ta làm không phải là để thoát khỏi cái trại giam này, mà chỉ là trang hoàng nhà tù của ta theo đủ kiểu. Chúng ta mang đủ thứ của cải lẫn danh vọng vào cho nhà tù của mình, nhưng xiềng xích có là vàng thì vẫn là xiềng xích. Tại sao ta không mưu cầu tự do mà chỉ đi tô điểm thêm cho cái vốn chỉ hành hạ ta?
Cánh chim nào bay qua song cửa làm rúng động tâm hồn người tù khốn khổ kia? Nếu ngày mai ta ra đi, thì ta cũng sẽ như cánh chim trời kia thôi, bỏ lại những phồn hoa rực rỡ nhất thời, những rêu phong mục nát của thời gian, bỏ lại tất cả những phù du sương khói...
Cảm giác của một người tù ngồi sau chấn song nhìn ra trời tự do là gì? Có giống cảm giác của ta lúc này không?
Đọc tiếp....
Posted In
hư không,
lá rụng về cội,
tôi-miên-man
|
|
Tha thứ
Có lẽ sự tình cụ thể không cần kể ra, vì ai chẳng có lúc gặp phải 'bất công' trên đường đời? Với mỗi cá nhân, những bất công mình gặp phải có lẽ là rất thật, rất dữ dội và đáng là chuyện lớn, và thật sự nó là đề tài lớn của không biết bao nhiêu cuộc thảo luận, bao nhiêu mệng lưỡi, công kích và đặc biệt là đề tài muôn thưở của các văn sĩ lẫn cánh nhà báo hay nói chung là những-cây-bút-bất-bình.
Mình không nói những việc đó là sai. Không hề! Cứ tưởng tượng anh đang vui vẻ đứng hóng mát trên thuyền rồng, bỗng dưng thuyền trưởng lại tóm cổ anh quăng xuống sông và bảo: "Đáng đời!" Trong khi anh còn chưa hiểu ất giáp gì sất. Chà, tức lắm chứ!
Câu hỏi đặt ra là... Anh có tha thứ cho người đó đợc không?
Hầu hết mọi người đều chọn có thể dễ dàng huênh hoang về lòng vị tha một cách rất cao thượng, dạng như 'khi tha thứ là ta đã giải thoát người tù nhân và phát hiện tù nhân đó chính là ta', hay 'oan oan tương báo, bao giờ mới dứt', vân vân và vân vân. Nhưng khi gặp phải tình huống mà mình là 'nạn nhân' của sự bất bình thì cái mớ lý tưởng đó bay đâu mất. Trong lòng chỉ còn nỗi oán ghét lẫn bức xúc với đời và đó là nguồn gốc của những dòng trạng thái (status) hay những bài viết đầy hờn dỗi oán thán với đời. Họ có thể oán đủ thứ, từ những con người, sự vật, sự việc liên quan trực tiếp đến tình huống đó cho đến những thứ "xa xôi" hơn như xã hội, cộng đồng, nhà nước... và rốt cuộc kết luận cái đùng: "Đời thật khốn nạn!" ('Life sucks!')
Khoan tính đến những oán trách đó có đúng hay không, một điều khá lạ lùng là sao không hề thấy ai trách... chính mình (?) Ta có thể chỉ tay vào mọi thứ trên trời dưới đất mà chỉ trích, trách móc, đả kích, mỉa mai, châm biếm... nhưng liệu có chịu nhìn thẳng vào khuôn mặt đầy oán hờn trong gương kia mà vấn: "Mày có lỗi không?"
Vâng, điều đó là rất khó, nếu không thể nói là không thể, và mình cá rằng ai đó vô tình hay hữu ý đọc bài này đến đây sẽ phản đối ngay lập tức: "Tôi là nạn nhân, mà bạn còn đi trách tôi sao?", trừ khi họ hiểu được vấn đề cơ bản là không có một thực tại nào đến với ta mà hoàn toàn khách quan cả. Nhưng thôi, khoan bàn đến vấn đề này, vì khi lửa giận đang ngùn ngụt trong lòng thì khó ai còn đầu óc tỉnh táo mà nhận thức rõ nguyên nhân sâu xa của sự việc. Và những lời này sẽ lại càng nghe vô lý đối với người không có khái niệm gì về 'thế giới tinh thần' (tạm gọi vậy).
Chỉ khi ta hiểu được rằng không có gì là ngẫu nhiên, mọi thứ đều có nguyên nhân chủ quan của nó, dù nguyên nhân đó có sâu xa đến đâu hay ta có nhìn được nó hay không, thì ta mới sẵng sàng trải lòng ra mà tha thứ, mà buông bỏ khối u hờn nặng trĩu ta vô tình mang theo bấy lâu, và nhận ra, thật sự nhận ra rằng chỉ có ta là tù nhân và cũng là nạn nhân duy nhất của chính ta.
Đọc tiếp....
Posted In
hư không,
lá rụng về cội,
living metaphysically,
tôi-miên-man
|
|
Về mặt ngu muội, chúng ta đều cùng tuổi mà thôi
Đó là một chức năng xã hội. Và nếu ta dùng tên để nhận diện mình thì sẽ dễ gây hiểu lầm - chúng ta đang gọi mình hay người khác? Vậy nên, để tránh hiểu lầm, chúng ta gọi mình là "tôi". "Tôi" là chức danh để gọi chính mình, còn tên là để gọi người khác.
Nhưng cả hai đều là tưởng tượng, là những chức danh xã hội mà thôi. Và chúng ta xây dựng cuộc đời mình quanh hai chức danh này, nhưng chúng chỉ là hai từ ngữ, hai cái nhãn không hơn không kém. Chúng không chứa đựng gì bên trong, không sự thật, không nội dung, không tính chất.... Chúng chỉ là những cái tên, cái nhãn mác gắn lên ta.
Một lần nọ, một hiểu lầm tương tự đã xảy ra. Có một cô bé tên Alice, cô bị lạc vào một xứ sở thần tiên với đầy những điều kỳ lạ. Khi cô đến gặp nữ hoàng của xứ thần tiên, nữ hoàng hỏi Alice:
- Con có gặp ai trên đường đến đây không?"
Alice trả lời: "Không ai."
Nhưng nữ hoàng lại nghĩ Alice gặp một người nào đó tên là "Không Ai", và ảo tưởng này lại trở nên càng lớn hơn khi nữ hoàng gặp người đưa thư của mình và cũng hỏi anh ta rằng có gặp ai trên đường đến đó không. Anh cũng lại bảo: "Không ai"
Nữ hoàng ngạc nhiên: "Thật là kỳ lạ!" Bà nghĩ rằng một người tên "không ai" đã gặp cả Alice và người đưa thư, nên bà bảo anh ta: "Hình như Không Ai đi chậm hơn anh thì phải."
Câu nói đó có hai nghĩa. Một trong số đó nghĩa là không có ai đi chậm hơn người đưa thư cả. Anh thảng thốt và thấy sợ, vì một người đưa thư thì phải đi thật thanh. Thế nên anh bảo: "Đâu có! Không ai đi nhanh hơn tôi mà!"
Nữ hoàng bảo: "Trường hợp này thật là khó hiểu! Anh bảo là Không Ai đi nhanh hơn anh, nhưng nếu Không Ai đi nhanh hơn anh thì đáng lẽ anh ta phải đến trước anh và do đó ta phải gặp anh ta trước anh chứ!" Giờ thì người đưa thư mới nhận ra là nữ hoàng hiểu lầm. Anh nói: "Không ai là không ai cơ mà!"
Nữ hoàng nói: "Ta biết Không Ai là Không Ai. Nhưng đó là ai cơ chứ? Nói mau! Đáng lẽ người đó đã tới trước anh rồi chứ. Anh ta đâu rồi?"
Đối với con người, những hiểu lầm như thế cũng thường xảy ra. Mọi cái tên thực chất đều là "không ai" cả. Chẳng tên nào có nghĩa lý gì hơn thế. Tất cả chữ "tôi" cũng vậy, không là ai cả. Nhưng vì hiểu lầm do ngôn ngữ, một ảo tưởng được dựng nên rằng tôi là một ai đó tách biệt. Tôi có tên.
Rồi con người chết đi, họ lại khắc tên mình trên bia đá, hằng mong đá sẽ còn lưu truyền lại tên mình mãi mãi. Không biết đá có tồn tại được vĩnh hằng hay không, nhưng tất cả cát trên bãi biển kia đều đã từng một thời là đá. Rồi tất cả đá đều sẽ trở thành cát.

Dù bạn viết tên mình lên cát hay lên đá thì cũng đều như nhau thôi. Trong câu chuyện nhân thế dài thăm thẳm này thì cát và đá có khác gì mấy. Trẻ con viết tên chúng trên cát bên bờ biển, có lẽ chúng nghĩ ngày mai người ta sẽ đi ngang và nhìn thấy tên chúng viết trên đó. Nhưng sóng biển ùa đến và xóa tan tất cả trên bờ cát - rồi thì người lớn cười chúng và bảo: "Cháu thật ngốc, chẳng có nghĩa lý gì với những cái tên viết trên cát cả!"
Nhưng rồi chính họ, những người lớn tuổi ấy, lại viết tên mình lên đá và họ không biết rằng đá sẽ biến thành cát. Chẳng có gì khác giữa người lớn và trẻ nít. Về mặt ngu muội, chúng ta đều cùng tuổi mà thôi.
Nguồn: OSHO
Đọc tiếp....
Posted In
hư không,
lá rụng về cội
|
|
Khoảng-không-bất-chợt
Chuyện này làm gợi nhớ đến một câu chuyện thiền từng đọc. Một thiền sinh đang trong quá trình tu học, ngày ngày vẫn đi đò qua sông một mình. Một hôm, đò đang trên đường đi bỗng vướng vào một chiếc đò khác và bị đứng lại. Thiền sinh nọ tiếp tục ngồi thiền trong chiếc đò của mình. Mãi một lúc sau mà chiếc đò kia vẫn chưa đi và khiến đò thiền sinh nọ vướng lại. Tức mình nghĩ có kẻ cố tình phá mình, thiền sinh ra khỏi đò mình và giận dữ quát lên mắng chủ đò kia. Ngay lúc đó, anh ta nhận ra con đò kia không có người. Bất chợt thiền sinh liền giác ngộ.
Thì ra cảm xúc không phải đến từ những thứ bên ngoài, mà là xuất phát từ bên trong bản thân mỗi người. Nhưng người ta lại tìm cách trút nó lên một thứ bên ngoài và biện minh rằng thứ đó là nguồn gốc của cảm xúc của mình. Ta áp đặt thứ cảm xúc nhất định đối với một thứ nhất định. Yêu, ghét, thù hận. Đối tượng kia chỉ là một nơi để ta đặt cảm xúc của mình vào, chứ không phải nguồn của cảm xúc. Ta yêu một ai. Ta ghét một ai. Nếu người đó là nguồn của sự yêu/ghét này thì đáng lẽ ai cũng phải yêu/ghét người đó chứ? Nhưng chỉ có ta thôi. Người đó/sự vật/sự việc đó không là nguồn gốc của yêu/ghét, ta mới chính là nguồn, và ta đem gán cảm xúc đó vào đối tượng kia.
Tưởng tượng mọi thứ đang cao trào. Đang say sưa mê mải miệt mài, nhưng nói đúng hơn là đang chìm trong vô thức, mọi thứ ta đang làm hay nói chỉ phóng ra từ tiềm thức, chẳng có một chút tỉnh táo và ý thức nào trong những việc thường hằng ta vẫn làm. Bỗng nhiên một thứ hoàn toàn khác cắt ngang. Mọi thứ đảo lộn, và điều đó tạo nên một khoảng không vô niệm bao la chưa từng có. Và... I just had a taste of it, a glimpse of nothingness...
Đọc tiếp....
Posted In
hư không,
tôi-miên-man
|
|
Mất
Ngày khăn gói lên chốn đô thành, nhìn bàn tay đen đúa nhăn nheo dúi vội vào túi cô tờ tiền mới cáu, cô dặn lòng nhất định học tập thành danh quay về báo hiếu với mẹ. Và câu nói in sâu trong tâm trí dù cái bóng nhỏ quắt héo hon đứng trên sân ga chìm dần qua khung cửa sổ toa tàu...
Phố thị phồn hoa. Rực rỡ. Ngất ngây.
Cảnh trí hoàn toàn khác với chốn quê nghèo quẩn quanh mô đất bờ ao. Thành phố không có ruộng, chỉ có những công viên, khu vui chơi giải trí. Không có những lều quán nhỏ nhắn, dung dị giữa đường rừng, chỉ có những quán bar, nhà hàng, cà phê giăng đầy khắp phố. Đâu đó trong một vũ trường cuồn loạn dòng nhạc, những cô cậu thanh niên đã nạp đủ thuốc lắc đang bốc lửa cùng những vũ điệu nồng cháy. Cậu trai với hình xăm đầu lâu trên hai khúc xương bắt chéo trên bộ ngực đầy lông lá đang để hở khỏi cánh áo không cài khuy. Trên thành bara rượu bia cùng các vụng thức nhắm vương vãi khắp nơi tạo thành một thứ nhầy nhầy bẹp nhẹp dưới ánh đèn xanh đỏ chập chùng. Một nhóm thanh niên nam nữ ngồi túm tụm trên dãy ghế sô pha, cười nói ầm ĩ như cố át đi tiếng nhạc chát chúa xung quanh. "Đm.. hôm qua mất trắng 2 chai *éo gỡ được" Cô gái trẻ mặt trắng bệt một lớp phấn dày, váy dài qua bẹn đang ngồi bắt chéo chân với điếu thuốc phì phèo trên miệng, nhăn nhó hùa theo: "Xi nhê gì, em vừa đi toi con Nokia 15 chai, đau chết được! Giờ không biết sao đây" Vài sợi tóc màu cầu vồng lơ thơ rủ xuống cặp lông mày rũ rượi. Cô gái nói không ngoa. Quả thật đó là một rắc rối to với cô. Chân ướt chân ráo, may mắn lắm cô mới được một đại gia chịu chơi sắm cho chiếc Sapcy lẫn con dế 'cự' này, thế mà lóng ngóng thế nào, hôm nọ cô hươ tay trúng nó lúc đang phê thuốc, không để ý. Hết cơn thì con 'dế cưng' đã yên vị trên bãi rượu xirúp lên láng khắp sàng. Trước đó cô đã bị giật mất sợi dây chuyền bạch kim 24k trên đường đến chỗ đại gia, thế nên cú này như thêm dầu vào lửa, mà nhất là đối với cô gái thôn quê nghèo khó như cô thì đó quả là một món hời. Cậu trai cứ văn tục liên hồi về trận bóng đá thua độ, còn cô gái vẫn hùa theo với những nỗi lo âu mất mát của mình.
Sự đời đảo điên. Ai cũng canh cánh một nỗi lo mất của. Sao không thấy ai sợ đánh mất thứ quý báu nhất - chính mình?
Đọc tiếp....
Posted In
hư không,
tôi-miên-man
|
|
Đuổi bắt
Posted In
tôi-miên-man
|
|
The Pianist Movie

"Music was his passion. Survival was his master piece."
I wonder, how did they feel? How did the steel-faced (and -hearted maybe) fascists feel like to carry a disabled old man who was really unable to follow their stand-up command and hurl him down the high balcony like a boy dropping off his banana peel into a trash can? How did they feel to see people waling and weeping and begging desperately for their little mercy as they undauntedly carried on the slaying fun? How did they feel like to hear the hopeless scream of the defenseless old man echoing from down the balcony? … They said it was for fun, killing just for the heck of it, but… did it really bring them fun? For true happiness can’t be found in such inhumane activities.
There’s something many may not accept: when someone intentionally hurts another, the truth is that they have been and will be hurt even more, unconsciously or not. Only agonized hearts may cause agony, just as only loved ones may give love - to say on a worldly level. So what they thought was fun in fact did bring them brief moments of satisfaction… and a life of horrific emptiness. It temporarily pleased their thirst but failed to make any fulfilment for their hollow soul. After all, they were just the victims of themselves…
Why can’t human be without war, race, prejudice, discrimination, segregation and all that heck? Why can’t we just live in peace & harmony? Why can’t we just love one another trustfully? “You are born to be loved”, spinning on my mind the quote of a blind little girl who still trusts in love despite her hard life. She’s right. If man is born just to kill each other, what is LIFE for? And what life is without love? Life and Love are by nature synonyms, why make them so contrasting…
Asked if we have any questions, I know mine are just unanswerable ones.
Posted In
English
|
|
Phiếm bàn về nhân sinh quan phê phán
Bạn nói phê bình phải mang tính xây dựng sao? Thế nào là mang tính xây dựng? Và thế nào là có tính phá hủy? Với lại, chẳng phải chúng ta phải phá hủy cái xấu đề xây dựng cái tốt sao? Vậy thì phá hủy có gì không tốt, quan trọng là chúng ta phá hủy cái gì thôi, cái xấu thì phải loại trừ chứ.
Để tôi nhắc lại bài triết lý cũ nhé. Một ly nước có nửa số nước trong đó, anh sẽ gọi là ly nửa đầy hay nửa vơi? Khi anh thấy một ly nước nửa đầy, anh sẽ có xu hướng chế thêm nước vào cho đầy ly. Khi anh thấy ly nước nửa vơi, anh sẽ có xung hướng đổ bớt nước ra cho cạn ly. Nhưng ly nước thì vẫn là nó. Anh thấy nó nửa đầy hay nửa vơi thì nó cũng vẫn có 1 phần nước và 1 phần không khí, chỉ khác là tiếp theo nó sẽ vơi đi hay đầy thêm qua hành động của anh thôi.
Chính anh cũng biết rằng chúng ta phải phá hủy cái xấu để xây dựng cái tốt - điều này mới là mục đích tối cao. Thực chất, hai quá trình này là một, nếu ta tách riêng việc phá hủy ra thì nó chẳng mang ý nghĩa gì, vì cứ cho là phá hủy được hết cái xấu – nếu thực sự làm được vậy - thì rốt cuộc còn lại gì? Người ta muốn có gạo ăn thì phải trồng lúa, muốn có đất trồng lúa phải khai hoang, xóa đi bờ bụi, cỏ dại, nhưng sau khi xóa rồi thì phải trồng. Cứ tưởng tượng khai hoang đã đời rồi cứ để vùng đất trống không chẳng làm gì thì có khác gì lúc đầu, thậm chí mảnh đất có vẻ còn “hoang” hơn cả khi chưa khai hoang (!) Khi anh quên mất cái cốt lõi là XÂY DỰNG thì trong đầu anh chỉ còn mớ ý thức hỗn loạn về TÀN PHÁ.
Cái xấu thì phải loại trừ - đúng. Nhưng anh loại trừ bằng cách nào? Căm ghét? Đả kích? Rêu rao? Ca thán? Cái hành động mà anh gọi là “loại trừ cái xấu” đó thực chất chỉ làm cho nó phát triển thêm. Có thực sự hiệu quả mỹ mãn như mong muốn khi người mẹ dạy đứa con đã phạm lỗi bằng cách đánh mắng, chì chiết, phẫn nộ với nó? So với một đứa trẻ được dưỡng dục một cách kiên quyết nhưng vẫn mềm mỏng thì ai sẽ thực sự trưởng thành hơn?
Cứ cho là bạn nói đúng đi, nhưng nếu tôi cứ chọn con đường phá hủy thì sao, tôi vẫn thích cách này hơn và thực ra đó là tôi cũng đang đóng góp gián tiếp cho xã hội vậy, tôi lãnh phần phá hủy còn người khác thì xây dựng. Hơn nữa tôi vẫn sống tốt đấy thôi, có hại gì cho ai đâu, tôi thấy thoải mái nữa là khác.
Như đã nói, hai quá trình đó không thể tách riêng được. Anh không thể tiêu diệt cái xấu mà không đồng thời xây đắp điều tốt. Anh làm sao để xua đi bóng tối? Anh có thể làm bóng tối biến mất mà không đồng thời làm ánh sáng hiện ra không? Vậy đó. Nếu anh chỉ mãi quẩn quanh trong bóng tối thì chỉ thấy hoài bóng tối mà thôi. Cứ mang ánh sáng tới thì bóng tối sẽ tự nhiên tan biến thôi. Anh cứ việc quanh quẩn trong cái phần phá hủy của anh và sẽ chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề. Thay vào đó sao không đi tìm một cây diêm?
Vâng, anh vẫn sống, nhưng có tốt hay không thì còn tùy. Anh nghĩ như vậy là khá thoải mái vì anh được tự do sống theo lối cay nghiệt phê phán, được thỏa thuê phóng túng những gì anh yêu, anh ghét. Không, tôi không đang trách cứ anh hay bất kỳ ai giống anh, vì trên đời vốn không có kẻ đáng trách, chỉ có kẻ đáng thương. Anh đáng thương chính vì lối sống đó của mình, cuộc sống mà chỉ toàn những nghi kỵ, hờn ghét, phẫn nộ, những hằn học, mỉa mai… Cùng một thứ mà người ta tìm được những điểm tốt để trân trọng, yêu thương còn anh thì chỉ bươi móc những mặt xấu xa khiếm khuyết để mà ghét bỏ, căm thù. Anh nghĩ anh đang thoải mái nhưng không phải vậy, anh không được hưởng cái cảm giác ấm áp yên bình, cái niềm cảm động sâu xa tận đáy tim và những tình cảm cao thượng… anh không bao giờ được thụ hưởng cái cảm giác trìu mến đó khi quán chiếu đến thứ anh ghét còn người ta thương, mà thay vào đó chỉ toàn những thù hằn, căm hờn… đang ngày càng bào mòn dần tâm hồn lẫn thể xác anh. Cái thực tại thì vẫn vậy, có thể cả 2 đều đúng, hay cả 2 đều sai. Nhưng giữa người nhìn nó với 2 con mắt đối lập là cả một khoảng cách. Nhớ lại chuyện ly nước…
Anh không hại ai nhưng có giúp được cho ai? Liệu trái tim anh có đủ mềm để rúng động khi nghe tiếng rao yếu ớt của cậu bé bánh bò lạc đi trong đêm mưa lạnh? Hay chỉ có trái tim đanh thép để đao to búa lớn đòi công lý với đời mà bỏ quên những điều bình dị có thể làm được để cống hiến cho xã hội? Cần lắm những tấm lòng dung dị, những đôi tay dang rộng nâng đỡ một bước đi liêu xiêu, những con người không phải suốt ngày hùa nhau căm ghét rồi đả kích bóng tối mà là chịu nhấc bàn tay thắp lên ngọn nến cho bóng tối tan đi.
Bạn nực cười thật, cho dù tôi có phản ánh những mặt xấu xa thì tôi cũng đang nói lên sự thật thôi. SỰ THẬT cần được tôn trọng. Sẽ là giả dối nếu tôi cứ nhắm mắt bịt tai trước bao nhiêu cảnh xấu xa tàn tệ để ra vẻ “cảm giác ấm áp yên bình” khi mà thực chất là toàn bão tố. Với lại, ai cần cái thứ “cảm xúc đầy trìu mến” của mấy người, nó là cái quái gì chứ.
Đúng vậy, anh chẳng bao giờ biết được trạng thái hiện tiền màu nhiệm của yêu thương vì tâm trí hỗn loạn của anh chỉ chứa toàn thù ghét, cũng như anh chẳng biết sức mạnh chuyển hóa kỳ diệu của tâm tưởng vì cuộc sống của anh chỉ là những ván bài may rủi – anh chỉ biết đỗ xúc xắc kiếm sống qua ngày thay vì tìm một việc làm, và điều tệ hại hơn là anh còn biện minh “đó cũng là một việc làm”! Anh phản ánh sự thật bằng cách tha hồ nguyền rủa, căm ghét, vạch lá tìm sâu, đem những thói xấu của nó ra để hùa nhau đâm thọt nó tứ phía cho bõ ghét – và anh coi việc này là “tôn trọng sự thật”. Nếu anh thực sự tôn trọng sự thật thì anh sẽ phản ánh nó một cách xây dựng, dựa vào đó để làm nó tiến triển, chứ không chỉ đả phá nó cho hả giận. Và sở dĩ anh có cách làm trên, cách làm phá hủy thay vì xây dựng, là vì anh nghĩ điều đó sẽ làm cho nó tiến triển (trong khi thực tế là ngược lại) hơn nữa vì đối với anh mọi sự dường như là khách quan, anh nghĩ việc anh có hằn học hay thái độ của anh có ra sao thì cũng chả ảnh hưởng gì đến cái thực tại mà anh ghét bỏ đó. Anh quên mất phàm hành động nào của anh hầu như đều do tâm sinh ra, và nếu hành động quyết định cuộc đời anh thì có khác nào những ý nghĩ hằn học thù ghét đang nhảy nhót trong đầu anh cũng đang quyết định cuộc đời hằn học thù ghét của anh đấy. Còn nhược bằng anh khỏa lấp tâm hồn bằng những cảm nghĩ lành tính thì dĩ nhiên anh sẽ đi về hướng khác. Đúng vậy, anh sẽ chẳng bao giờ biết được “nó là cái quái gì” cho đến khi anh hiểu rằng thứ có thể lái cuộc đời anh về vừng rạng đông, thứ có thể giải quyết các vấn đề bế tắc mà anh đang điên cuồng lao vào, thứ đó không phải là cái nhìn soi mói để chỉ trích, đề thù hằn, mà là... – Nếu đến đây mà anh vẫn chưa tự mình điền vào dấu ba chấm được thì xem như nãy giờ tôi chưa nói gì.
Tóm lại, như anh biết đấy, muốn một tình huống thay đổi thì anh không thể ngồi chì chiết mãi mà phải hành động, và quan trọng là phải hành động mang tính xây dựng, nếu không nó không những không giúp được gì mà còn có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Anh không muốn vậy phải không nào? Vậy sao không bắt tay vào hành động thay vì ngồi đó ca cẩm?
Tôi thì làm được gì!
Tức là anh không thể làm gì ngoài việc ngồi chì chiết? Anh không làm gì để xây thì cũng đâu cần phá. Đó là nói vậy thôi, chứ tôi biết anh hoàn toàn có thể, chỉ là anh mang nặng lối tư duy hủy hoại kia nên không nhận ra năng lực bản thiện của mình thôi. Đâu cần phải là cái gì lớn lao mới gọi là xây. Một toà nhà to lớn cách mấy cũng bắt đầu từ mỗi viên gạch nhỏ bé. Một chút hành động gây thiện dù nhỏ nhặt cũng đáng qúy hơn triệu lần những lời oán thanh hờn trách. Chỉ cần anh dịu đi ánh nhìn đả kích mà thay bằng tâm xây dựng thì sẽ làm nên điều kỳ diệu thôi.
Thôi được, chẳng phải nãy giờ bạn cũng đang đả kích tôi đấy sao?
Nếu bất kỳ phê phán nào cũng bị coi là tiêu cực, há chẳng phải chúng ta mất đi ý nghĩa của sự xây dựng sao? Phê phán hay phản đối chỉ tốt nếu nó mang lại kết quả có ích. Phê phán sẽ trở thành tàn phá nếu nó không giúp ích được gì hoặc làm tình hình tồi tệ thêm. Tôi không có tham vọng rằng phản đối của tôi sẽ thức tỉnh được anh, tôi biết anh thậm chí có thể tức giận với tôi vì phàm con người ai cũng chỉ thích những người cùng chí hướng, dù cái chí hướng đó có lầm lạc hay ra sao đi nữa. Tôi chỉ muốn gợi nhớ cho anh về một thế giới trong lành mà chúng ta đều đã từng đi qua vào thời thơ bé khi ta còn chưa bị bụi đời ô trược làm nhiễm bẩn tâm tư, để anh nhìn lại vùng đất ánh sáng ấy từ mảnh đất tối tăm cằn cỗi mà anh đang đứng, và khi anh nhìn thấy nó rồi - nếu anh thấy được - thì có bước đến đó không vẫn là quyền của anh.
Đọc tiếp....
Posted In
living metaphysically
|
|

Đọc tiếp....
Posted In
English
|
|
Letting go

Posted In
English,
living metaphysically
|
|
Mind vs Heart

Đọc tiếp....
Posted In
English
|
|
Seize the day

Look up. Don't you see the only star twinkling in the vast open sky? You love it, right? Do it now as much as you can... because tomorrow it'll not be there...
Đọc tiếp....
Posted In
English,
hư không,
lá rụng về cội,
living metaphysically
|
|
Underground - Robert Weeks Jr.

What can I say!
to the ground
worms rise up
crows come down
days pass
rains fall
there is comfort
underground
born to die
what was said
at coffins side
the moon shines down
the fog rolls in
such an eerie place
in which to live
any fear
in childhood
mother’s near
time’s past
i am old
my daughter’s hand
is what I hold
born to die
who stands so close
just to cry
the sun sets
the light fades
flowers fall
upon my grave
Đọc tiếp....
Posted In
English,
lá rụng về cội,
music
|
|
Chúng ta là những diễn viên tài ba?

Có khi nào bạn cảm nhận rất rõ rằng mình đang cố tình làm một việc mình không muốn, nhưng lại không thể dứt ra nó được dù chẳng ai bắt ép hay chẳng có gì ràng buộc bạn cả? Đó là vì chúng ta đang đóng kịch.
Hằng ngày ta hoạt động, giao tiếp với mọi người xung quanh, chúng ta đều tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với ngữ cảnh, vì dụ như trong buổi tiệc mọi người đều cười nói rôm rả, khi dự đám tang thì phải nghiêm túc, chừng mực v.v. Trên khía cạnh xã hội, cách cư xử đó được coi là bình thường và được khuyến khích áp dụng. Nhưng điều gì xảy ra khi nó bị lạm dụng? Điều gì xảy ra khi đi đâu ta cũng phải mang một chiếc mặt nạ "phù hợp với hoàn cảnh" và sẽ chẳng bao giờ được thể hiện thực với những gì diễn ra trong đầu ta?
Tron cuốn "Sức mạnh của Hiện tại", Eckhart Tolle khái niệm về "những lối hành xử cưỡng bức" như sau: Khi đã lỡ đóng một vai, một nhân vật của một bi kịch mà chúng ta vừa làm diễn viên, vừa làm đạo diễn... chúng ta bị buộc phải cư xử, hành động theo đúng vai trò mà ta đã chọn cho chính mình.
Vấn đề là, ai buộc ta?
Có một câu chuyện thế này: Ông vua nọ muốn chia tài sản cho 3 đứa con gái của mình trước khi thoái ngôi. Ông ra lệnh: đứa con nào khen ngợi, tán tụng ông càng nhiều thì sẽ được chia càng nhiều tài sản (!) Hai cô con gái đầu của ông dùng hết những lời lẽ tán dương hoa mỹ nhất có thể để tuôn hoa nhả ngọc về người cha đáng mến của mình. Hẳn nhiên các cô được trao cho những phần thưởng "xứng đáng", và nếu các cô được sinh vào thời nay thì có lẽ cũng lăm le các giải Oscar dành cho nữ diễn viên chính/phụ xuất sắc nhất chứ chẳng chơi O_o. Riêng cô con út thương cha thật lòng nhưng cô quyết định chọn cách lặng thinh không nói gì, vì tình yêu là thứ vượt qua giới hạn ngôn ngữ. Kết quả cô bị người cha yêu kính của mình trục xuất khỏi cung điện với hai bàn tay trắng, cấm cửa không cho phép bén mảng bước vào hoàng cung lần nào nữa.
Ta là ai trong số các nhân vật trong câu chuyện trên? Câu trả lời là: cả 3. Ở một khía cạnh nào đó, trong mỗi chúng ta tồn tại cả 3 con người: vị vua, 2 cô gái đầu, và cô con út. Vị vua có thể bắt các con tôn vinh mình bằng lời nói, nhưng không thể bắt chúng ngừng suy nghĩ ngược lại. Ta có thể bắt mình phải hành động thế này, nhưng không thể bắt mình ngừng cảm thấy thế kia. Nói cách khác, mặt nạ chỉ có thể làm ẩn đi chứ không làm mất đi gương mặt, điều này ai cũng biết. Oái oăm là vị vua Lear kia cũng như bao người muốn được yêu thương, một mong muốn hoàn toàn chính đáng, nhưng ông ta không phân được đâu là tình yêu thực sự và đâu là cái vỏ của nó - tức những lời có cánh, để rồi sau đó bị hai cô gái kia phản bội một cách không thương tiếc. Ông ta bắt các con không được nói ra ngoài miệng về một điều để rồi họ cứ nói thầm trong đầu về điều đó, khiến mọi việc càng khó quản lý hơn - và tệ hại hơn là, phàm không cây kim nào ở trong bọc lâu dài được cả, rồi một ngày, khi đã đủ mạnh, nó sẽ tự biểu hiện ra dưới những hình thức mà ta không kiểm soát được, như sự phản bội của hai cô con gái kia vậy - thực ra họ đã phản bội vị vua ngay từ đầu, chỉ là nó chưa biểu hiện ra thôi.
Tóm lại, nếu ta không thể thay đổi được khuôn mặt thật của mình thì hãy thể hiện chân thực với nó, đừng đeo mặt nạ. Và ngược lại, nếu ta muốn nét mặt của mình khác đi thì hãy bắt đầu thay đổi từ trong thâm tâm.
Posted In
living metaphysically
|
|
With Love
Đọc tiếp....
Posted In
living metaphysically,
tôi-miên-man
|
|