Ta là ai trong số các nhân vật trong câu chuyện trên? Câu trả lời là: cả 3. Ở một khía cạnh nào đó, trong mỗi chúng ta tồn tại cả 3 con người: vị vua, 2 cô gái đầu, và cô con út. Vị vua có thể bắt các con tôn vinh mình bằng lời nói, nhưng không thể bắt chúng ngừng suy nghĩ ngược lại. Ta có thể bắt mình phải hành động thế này, nhưng không thể bắt mình ngừng cảm thấy thế kia. Nói cách khác, mặt nạ chỉ có thể làm ẩn đi chứ không làm mất đi gương mặt, điều này ai cũng biết. Oái oăm là vị vua Lear kia cũng như bao người muốn được yêu thương, một mong muốn hoàn toàn chính đáng, nhưng ông ta không phân được đâu là tình yêu thực sự và đâu là cái vỏ của nó - tức những lời có cánh, để rồi sau đó bị hai cô gái kia phản bội một cách không thương tiếc. Ông ta bắt các con không được nói ra ngoài miệng về một điều để rồi họ cứ nói thầm trong đầu về điều đó, khiến mọi việc càng khó quản lý hơn - và tệ hại hơn là, phàm không cây kim nào ở trong bọc lâu dài được cả, rồi một ngày, khi đã đủ mạnh, nó sẽ tự biểu hiện ra dưới những hình thức mà ta không kiểm soát được, như sự phản bội của hai cô con gái kia vậy - thực ra họ đã phản bội vị vua ngay từ đầu, chỉ là nó chưa biểu hiện ra thôi. Tóm lại, nếu ta không thể thay đổi được khuôn mặt thật của mình thì hãy thể hiện chân thực với nó, đừng đeo mặt nạ. Và ngược lại, nếu ta muốn nét mặt của mình khác đi thì hãy bắt đầu thay đổi từ trong thâm tâm.
Có khi nào bạn cảm nhận rất rõ rằng mình đang cố tình làm một việc mình không muốn, nhưng lại không thể dứt ra nó được dù chẳng ai bắt ép hay chẳng có gì ràng buộc bạn cả? Đó là vì chúng ta đang đóng kịch.
Hằng ngày ta hoạt động, giao tiếp với mọi người xung quanh, chúng ta đều tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với ngữ cảnh, vì dụ như trong buổi tiệc mọi người đều cười nói rôm rả, khi dự đám tang thì phải nghiêm túc, chừng mực v.v. Trên khía cạnh xã hội, cách cư xử đó được coi là bình thường và được khuyến khích áp dụng. Nhưng điều gì xảy ra khi nó bị lạm dụng? Điều gì xảy ra khi đi đâu ta cũng phải mang một chiếc mặt nạ "phù hợp với hoàn cảnh" và sẽ chẳng bao giờ được thể hiện thực với những gì diễn ra trong đầu ta?
Tron cuốn "Sức mạnh của Hiện tại", Eckhart Tolle khái niệm về "những lối hành xử cưỡng bức" như sau: Khi đã lỡ đóng một vai, một nhân vật của một bi kịch mà chúng ta vừa làm diễn viên, vừa làm đạo diễn... chúng ta bị buộc phải cư xử, hành động theo đúng vai trò mà ta đã chọn cho chính mình.
Vấn đề là, ai buộc ta?
Có một câu chuyện thế này: Ông vua nọ muốn chia tài sản cho 3 đứa con gái của mình trước khi thoái ngôi. Ông ra lệnh: đứa con nào khen ngợi, tán tụng ông càng nhiều thì sẽ được chia càng nhiều tài sản (!) Hai cô con gái đầu của ông dùng hết những lời lẽ tán dương hoa mỹ nhất có thể để tuôn hoa nhả ngọc về người cha đáng mến của mình. Hẳn nhiên các cô được trao cho những phần thưởng "xứng đáng", và nếu các cô được sinh vào thời nay thì có lẽ cũng lăm le các giải Oscar dành cho nữ diễn viên chính/phụ xuất sắc nhất chứ chẳng chơi O_o. Riêng cô con út thương cha thật lòng nhưng cô quyết định chọn cách lặng thinh không nói gì, vì tình yêu là thứ vượt qua giới hạn ngôn ngữ. Kết quả cô bị người cha yêu kính của mình trục xuất khỏi cung điện với hai bàn tay trắng, cấm cửa không cho phép bén mảng bước vào hoàng cung lần nào nữa.
Bài viết gần đây
Chúng ta là những diễn viên tài ba?
Friday, 20 February 2009
Posted In living metaphysically | |