Chẳng ai sinh ra đã có tên. Mọi người đều vô danh khi mới lọt lòng. Tuy nhiên, tên gọi có chức năng xã hội, muốn gọi ai đó mà không có tên thì thật khó, thế là ta được đặt tên. Ta đặt tên để mọi người có thể nhận ra ta.
Đó là một chức năng xã hội. Và nếu ta dùng tên để nhận diện mình thì sẽ dễ gây hiểu lầm - chúng ta đang gọi mình hay người khác? Vậy nên, để tránh hiểu lầm, chúng ta gọi mình là "tôi". "Tôi" là chức danh để gọi chính mình, còn tên là để gọi người khác.
Nhưng cả hai đều là tưởng tượng, là những chức danh xã hội mà thôi. Và chúng ta xây dựng cuộc đời mình quanh hai chức danh này, nhưng chúng chỉ là hai từ ngữ, hai cái nhãn không hơn không kém. Chúng không chứa đựng gì bên trong, không sự thật, không nội dung, không tính chất.... Chúng chỉ là những cái tên, cái nhãn mác gắn lên ta.
Một lần nọ, một hiểu lầm tương tự đã xảy ra. Có một cô bé tên Alice, cô bị lạc vào một xứ sở thần tiên với đầy những điều kỳ lạ. Khi cô đến gặp nữ hoàng của xứ thần tiên, nữ hoàng hỏi Alice:
- Con có gặp ai trên đường đến đây không?"
Alice trả lời: "Không ai."
Nhưng nữ hoàng lại nghĩ Alice gặp một người nào đó tên là "Không Ai", và ảo tưởng này lại trở nên càng lớn hơn khi nữ hoàng gặp người đưa thư của mình và cũng hỏi anh ta rằng có gặp ai trên đường đến đó không. Anh cũng lại bảo: "Không ai"
Nữ hoàng ngạc nhiên: "Thật là kỳ lạ!" Bà nghĩ rằng một người tên "không ai" đã gặp cả Alice và người đưa thư, nên bà bảo anh ta: "Hình như Không Ai đi chậm hơn anh thì phải."
Câu nói đó có hai nghĩa. Một trong số đó nghĩa là không có ai đi chậm hơn người đưa thư cả. Anh thảng thốt và thấy sợ, vì một người đưa thư thì phải đi thật thanh. Thế nên anh bảo: "Đâu có! Không ai đi nhanh hơn tôi mà!"
Nữ hoàng bảo: "Trường hợp này thật là khó hiểu! Anh bảo là Không Ai đi nhanh hơn anh, nhưng nếu Không Ai đi nhanh hơn anh thì đáng lẽ anh ta phải đến trước anh và do đó ta phải gặp anh ta trước anh chứ!" Giờ thì người đưa thư mới nhận ra là nữ hoàng hiểu lầm. Anh nói: "Không ai là không ai cơ mà!"
Nữ hoàng nói: "Ta biết Không Ai là Không Ai. Nhưng đó là ai cơ chứ? Nói mau! Đáng lẽ người đó đã tới trước anh rồi chứ. Anh ta đâu rồi?"
Đối với con người, những hiểu lầm như thế cũng thường xảy ra. Mọi cái tên thực chất đều là "không ai" cả. Chẳng tên nào có nghĩa lý gì hơn thế. Tất cả chữ "tôi" cũng vậy, không là ai cả. Nhưng vì hiểu lầm do ngôn ngữ, một ảo tưởng được dựng nên rằng tôi là một ai đó tách biệt. Tôi có tên.
Rồi con người chết đi, họ lại khắc tên mình trên bia đá, hằng mong đá sẽ còn lưu truyền lại tên mình mãi mãi. Không biết đá có tồn tại được vĩnh hằng hay không, nhưng tất cả cát trên bãi biển kia đều đã từng một thời là đá. Rồi tất cả đá đều sẽ trở thành cát.
Dù bạn viết tên mình lên cát hay lên đá thì cũng đều như nhau thôi. Trong câu chuyện nhân thế dài thăm thẳm này thì cát và đá có khác gì mấy. Trẻ con viết tên chúng trên cát bên bờ biển, có lẽ chúng nghĩ ngày mai người ta sẽ đi ngang và nhìn thấy tên chúng viết trên đó. Nhưng sóng biển ùa đến và xóa tan tất cả trên bờ cát - rồi thì người lớn cười chúng và bảo: "Cháu thật ngốc, chẳng có nghĩa lý gì với những cái tên viết trên cát cả!"
Nhưng rồi chính họ, những người lớn tuổi ấy, lại viết tên mình lên đá và họ không biết rằng đá sẽ biến thành cát. Chẳng có gì khác giữa người lớn và trẻ nít. Về mặt ngu muội, chúng ta đều cùng tuổi mà thôi.
Nguồn: OSHO
Đọc tiếp....
Bài viết gần đây
Về mặt ngu muội, chúng ta đều cùng tuổi mà thôi
Wednesday, 15 July 2009
Posted In hư không, lá rụng về cội | |
Khoảng-không-bất-chợt
Tuesday, 14 July 2009
Bỗng nhiên cúp điện. Căn phòng chìm trong bóng tối. Giật mình. Hụt hẫng. Lạ thật! Một điều gì đó rất lạ đang diễn ra. Đó là thinh không. Lần đầu tiên nhận ra sự tồn tại của thinh không, và lần đầu tiên nghe thấy thinh không ngỡ ngàng đến thế.
Chuyện này làm gợi nhớ đến một câu chuyện thiền từng đọc. Một thiền sinh đang trong quá trình tu học, ngày ngày vẫn đi đò qua sông một mình. Một hôm, đò đang trên đường đi bỗng vướng vào một chiếc đò khác và bị đứng lại. Thiền sinh nọ tiếp tục ngồi thiền trong chiếc đò của mình. Mãi một lúc sau mà chiếc đò kia vẫn chưa đi và khiến đò thiền sinh nọ vướng lại. Tức mình nghĩ có kẻ cố tình phá mình, thiền sinh ra khỏi đò mình và giận dữ quát lên mắng chủ đò kia. Ngay lúc đó, anh ta nhận ra con đò kia không có người. Bất chợt thiền sinh liền giác ngộ.
Thì ra cảm xúc không phải đến từ những thứ bên ngoài, mà là xuất phát từ bên trong bản thân mỗi người. Nhưng người ta lại tìm cách trút nó lên một thứ bên ngoài và biện minh rằng thứ đó là nguồn gốc của cảm xúc của mình. Ta áp đặt thứ cảm xúc nhất định đối với một thứ nhất định. Yêu, ghét, thù hận. Đối tượng kia chỉ là một nơi để ta đặt cảm xúc của mình vào, chứ không phải nguồn của cảm xúc. Ta yêu một ai. Ta ghét một ai. Nếu người đó là nguồn của sự yêu/ghét này thì đáng lẽ ai cũng phải yêu/ghét người đó chứ? Nhưng chỉ có ta thôi. Người đó/sự vật/sự việc đó không là nguồn gốc của yêu/ghét, ta mới chính là nguồn, và ta đem gán cảm xúc đó vào đối tượng kia.
Tưởng tượng mọi thứ đang cao trào. Đang say sưa mê mải miệt mài, nhưng nói đúng hơn là đang chìm trong vô thức, mọi thứ ta đang làm hay nói chỉ phóng ra từ tiềm thức, chẳng có một chút tỉnh táo và ý thức nào trong những việc thường hằng ta vẫn làm. Bỗng nhiên một thứ hoàn toàn khác cắt ngang. Mọi thứ đảo lộn, và điều đó tạo nên một khoảng không vô niệm bao la chưa từng có. Và... I just had a taste of it, a glimpse of nothingness...
Đọc tiếp....
Chuyện này làm gợi nhớ đến một câu chuyện thiền từng đọc. Một thiền sinh đang trong quá trình tu học, ngày ngày vẫn đi đò qua sông một mình. Một hôm, đò đang trên đường đi bỗng vướng vào một chiếc đò khác và bị đứng lại. Thiền sinh nọ tiếp tục ngồi thiền trong chiếc đò của mình. Mãi một lúc sau mà chiếc đò kia vẫn chưa đi và khiến đò thiền sinh nọ vướng lại. Tức mình nghĩ có kẻ cố tình phá mình, thiền sinh ra khỏi đò mình và giận dữ quát lên mắng chủ đò kia. Ngay lúc đó, anh ta nhận ra con đò kia không có người. Bất chợt thiền sinh liền giác ngộ.
Thì ra cảm xúc không phải đến từ những thứ bên ngoài, mà là xuất phát từ bên trong bản thân mỗi người. Nhưng người ta lại tìm cách trút nó lên một thứ bên ngoài và biện minh rằng thứ đó là nguồn gốc của cảm xúc của mình. Ta áp đặt thứ cảm xúc nhất định đối với một thứ nhất định. Yêu, ghét, thù hận. Đối tượng kia chỉ là một nơi để ta đặt cảm xúc của mình vào, chứ không phải nguồn của cảm xúc. Ta yêu một ai. Ta ghét một ai. Nếu người đó là nguồn của sự yêu/ghét này thì đáng lẽ ai cũng phải yêu/ghét người đó chứ? Nhưng chỉ có ta thôi. Người đó/sự vật/sự việc đó không là nguồn gốc của yêu/ghét, ta mới chính là nguồn, và ta đem gán cảm xúc đó vào đối tượng kia.
Tưởng tượng mọi thứ đang cao trào. Đang say sưa mê mải miệt mài, nhưng nói đúng hơn là đang chìm trong vô thức, mọi thứ ta đang làm hay nói chỉ phóng ra từ tiềm thức, chẳng có một chút tỉnh táo và ý thức nào trong những việc thường hằng ta vẫn làm. Bỗng nhiên một thứ hoàn toàn khác cắt ngang. Mọi thứ đảo lộn, và điều đó tạo nên một khoảng không vô niệm bao la chưa từng có. Và... I just had a taste of it, a glimpse of nothingness...
Đọc tiếp....
Posted In hư không, tôi-miên-man | |
Mất
Tuesday, 7 July 2009
Cô sinh viên trẻ lên thành phố trọ học. Ngày đó cô còn trẻ. Một thôn nữ đồng quê suốt ngày đầu tắt mặt tối với ruộng đồng, những việc nhà từ lớn đến bé cùng hàng trăm những công việc không tên khác. Mảnh áo bà ba sờn vai và bạc màu vì đã qua hàng hàng nước giặt, vẫn sáng ngời nghị lực ước mơ của tuổi trẻ. Ở cái xứ làng mạc xa xôi hẻo lánh này, vào được đại học là một điều gì đó rất kỳ vĩ, lớn lao...
Ngày khăn gói lên chốn đô thành, nhìn bàn tay đen đúa nhăn nheo dúi vội vào túi cô tờ tiền mới cáu, cô dặn lòng nhất định học tập thành danh quay về báo hiếu với mẹ. Và câu nói in sâu trong tâm trí dù cái bóng nhỏ quắt héo hon đứng trên sân ga chìm dần qua khung cửa sổ toa tàu...
Phố thị phồn hoa. Rực rỡ. Ngất ngây.
Cảnh trí hoàn toàn khác với chốn quê nghèo quẩn quanh mô đất bờ ao. Thành phố không có ruộng, chỉ có những công viên, khu vui chơi giải trí. Không có những lều quán nhỏ nhắn, dung dị giữa đường rừng, chỉ có những quán bar, nhà hàng, cà phê giăng đầy khắp phố. Đâu đó trong một vũ trường cuồn loạn dòng nhạc, những cô cậu thanh niên đã nạp đủ thuốc lắc đang bốc lửa cùng những vũ điệu nồng cháy. Cậu trai với hình xăm đầu lâu trên hai khúc xương bắt chéo trên bộ ngực đầy lông lá đang để hở khỏi cánh áo không cài khuy. Trên thành bara rượu bia cùng các vụng thức nhắm vương vãi khắp nơi tạo thành một thứ nhầy nhầy bẹp nhẹp dưới ánh đèn xanh đỏ chập chùng. Một nhóm thanh niên nam nữ ngồi túm tụm trên dãy ghế sô pha, cười nói ầm ĩ như cố át đi tiếng nhạc chát chúa xung quanh. "Đm.. hôm qua mất trắng 2 chai *éo gỡ được" Cô gái trẻ mặt trắng bệt một lớp phấn dày, váy dài qua bẹn đang ngồi bắt chéo chân với điếu thuốc phì phèo trên miệng, nhăn nhó hùa theo: "Xi nhê gì, em vừa đi toi con Nokia 15 chai, đau chết được! Giờ không biết sao đây" Vài sợi tóc màu cầu vồng lơ thơ rủ xuống cặp lông mày rũ rượi. Cô gái nói không ngoa. Quả thật đó là một rắc rối to với cô. Chân ướt chân ráo, may mắn lắm cô mới được một đại gia chịu chơi sắm cho chiếc Sapcy lẫn con dế 'cự' này, thế mà lóng ngóng thế nào, hôm nọ cô hươ tay trúng nó lúc đang phê thuốc, không để ý. Hết cơn thì con 'dế cưng' đã yên vị trên bãi rượu xirúp lên láng khắp sàng. Trước đó cô đã bị giật mất sợi dây chuyền bạch kim 24k trên đường đến chỗ đại gia, thế nên cú này như thêm dầu vào lửa, mà nhất là đối với cô gái thôn quê nghèo khó như cô thì đó quả là một món hời. Cậu trai cứ văn tục liên hồi về trận bóng đá thua độ, còn cô gái vẫn hùa theo với những nỗi lo âu mất mát của mình.
Sự đời đảo điên. Ai cũng canh cánh một nỗi lo mất của. Sao không thấy ai sợ đánh mất thứ quý báu nhất - chính mình?
Đọc tiếp....
Ngày khăn gói lên chốn đô thành, nhìn bàn tay đen đúa nhăn nheo dúi vội vào túi cô tờ tiền mới cáu, cô dặn lòng nhất định học tập thành danh quay về báo hiếu với mẹ. Và câu nói in sâu trong tâm trí dù cái bóng nhỏ quắt héo hon đứng trên sân ga chìm dần qua khung cửa sổ toa tàu...
Phố thị phồn hoa. Rực rỡ. Ngất ngây.
Cảnh trí hoàn toàn khác với chốn quê nghèo quẩn quanh mô đất bờ ao. Thành phố không có ruộng, chỉ có những công viên, khu vui chơi giải trí. Không có những lều quán nhỏ nhắn, dung dị giữa đường rừng, chỉ có những quán bar, nhà hàng, cà phê giăng đầy khắp phố. Đâu đó trong một vũ trường cuồn loạn dòng nhạc, những cô cậu thanh niên đã nạp đủ thuốc lắc đang bốc lửa cùng những vũ điệu nồng cháy. Cậu trai với hình xăm đầu lâu trên hai khúc xương bắt chéo trên bộ ngực đầy lông lá đang để hở khỏi cánh áo không cài khuy. Trên thành bara rượu bia cùng các vụng thức nhắm vương vãi khắp nơi tạo thành một thứ nhầy nhầy bẹp nhẹp dưới ánh đèn xanh đỏ chập chùng. Một nhóm thanh niên nam nữ ngồi túm tụm trên dãy ghế sô pha, cười nói ầm ĩ như cố át đi tiếng nhạc chát chúa xung quanh. "Đm.. hôm qua mất trắng 2 chai *éo gỡ được" Cô gái trẻ mặt trắng bệt một lớp phấn dày, váy dài qua bẹn đang ngồi bắt chéo chân với điếu thuốc phì phèo trên miệng, nhăn nhó hùa theo: "Xi nhê gì, em vừa đi toi con Nokia 15 chai, đau chết được! Giờ không biết sao đây" Vài sợi tóc màu cầu vồng lơ thơ rủ xuống cặp lông mày rũ rượi. Cô gái nói không ngoa. Quả thật đó là một rắc rối to với cô. Chân ướt chân ráo, may mắn lắm cô mới được một đại gia chịu chơi sắm cho chiếc Sapcy lẫn con dế 'cự' này, thế mà lóng ngóng thế nào, hôm nọ cô hươ tay trúng nó lúc đang phê thuốc, không để ý. Hết cơn thì con 'dế cưng' đã yên vị trên bãi rượu xirúp lên láng khắp sàng. Trước đó cô đã bị giật mất sợi dây chuyền bạch kim 24k trên đường đến chỗ đại gia, thế nên cú này như thêm dầu vào lửa, mà nhất là đối với cô gái thôn quê nghèo khó như cô thì đó quả là một món hời. Cậu trai cứ văn tục liên hồi về trận bóng đá thua độ, còn cô gái vẫn hùa theo với những nỗi lo âu mất mát của mình.
Sự đời đảo điên. Ai cũng canh cánh một nỗi lo mất của. Sao không thấy ai sợ đánh mất thứ quý báu nhất - chính mình?
Đọc tiếp....
Posted In hư không, tôi-miên-man | |
Subscribe to:
Posts (Atom)