“Kẻ” châm ngòi cho “chiến dịch khai phá” nội tình ảo và thực này là đoạn trích trong tác phầm “Wilt”, nói cụ thể hơn là những kẻ thích mơ mộng. Chỉ cần một buổi rảnh rỗi nào đó, ngồi bên khung cửa sổ, trước mặt là quyển bài học dài ngoằn và ngán ngẩm, thế là trong đầu bắt đầu dựng nên những thước phim huyễn hoặc về một cuộc đời phi thường, một viễn cảnh vĩ đại, một nội dung hoành tráng bắt đầu tuôn chảy theo dòng ý nghĩ, mà diễn viên chính không ai khác hơn là người đạo diễn đang ngồi mơ mộng kia. Vấn đề là anh ta chỉ thích tưởng tượng ra những cảnh ấy, vẽ nên những bức tranh rực rỡ như vậy chỉ để thoả mãn cái tâm trí đang trống trải và ước mơ chạm tay đến một vì sao xa. Điều đó không hẳn là xấu. Phàm nhân thế ai chẳng thích phù hoa. Nhưng giá như anh ta tin như thế từ trong vô thức, rồi dám và chịu bỏ một lượng công sức cũng vĩ đại như cái viễn cảnh kia đề đạt được nó thì hay biết mấy. Giá như anh ta biết thực tế một chút.
Rồi đến đề tài về lý lượng tử (quantum physics). Thuyết về vật chất ảo. Đây quả thực là một trải nghiệm chấn động trong đời. Cứ cho là nghĩ đúng, vậy thì hóa ra... hóa ra... mọi thứ đều là ảo? À không, chính xác thì cũng không tồn tại cái điều gọi là “ảo” nữa. Vì mọi thứ đều thực đấy chứ, rất thực. Cái ảo là rất thực. Cái thực lại rất ảo. Hơ hơ... người ta bảo “ai chưa nhức nhối vì khó hiểu lý lượng tử thì chưa thực sự biết về nó”, nhưng người chưa thực sự biết về nó cũng đủ nhức nhối vì khó hiểu rồi. Thì ra quả thực mọi thứ đều có thể xảy ra. Thì ra luôn có một biển sâu vô tận những bí ẩn con người chưa vươn đến được. Ảo và Thực là một. Chỉ là mức độ “đậm đặc” của “vật chất” (hay năng lượng) mà thôi - nếu xét trên khía cạnh ý nghĩa của chữ “ảo” và “thực” do con người gán cho nó. Còn trong vũ trụ, tất cả là một.
Cũng gần đây, một điều nữa lại khơi gợi vấn đề ảo và thực này. Nó thuộc lĩnh vực tâm thần học, nhưng thực chất cũng chỉ là một nhánh chi li của thuyết vật chất ảo, nhánh trong bộ não và tâm trí con người. Lần đầu tiên thấy cái ảo ảnh lại gần với thực tại như vậy. “Gần” ở đây ko có nghĩa là khoảng cách giữa chúng nhỏ, mà là trên một khía cạnh khác. “Gần” là vì, đôi khi ta tưởng một thứ gì đó là thực, vì trông nó rất sống động, rất thực. Nhưng kẻ điên thì nào bao giờ nhận ra mình điên, và cái thứ tưởng chừng rất thực kia lại chẳng hơn gì một ảo giác được tạo bởi chính khát khao mong mỏi của người bệnh nhân hoang tưởng? Dĩ nhiên, câu chuyện không dừng lại ở chỗ người bệnh kia bị một khiếm khuyết bất đắt dĩ nào đó ở hệ thần kinh khiến anh ta không phân biệt được giữa thực và ảo. Suy cho cùng thì, chúng ta ai chẳng có lần nhầm lẫn giữa thực và ảo, hơn kém nhau ở mức độ mà thôi. Đời này có nhiều cái ảo lắm mà nhiều người tưởng thực. Mà ngay cả cái thực cũng chưa chắc bền, có cái rất thực nhưng về sau lại hóa ảo đấy thôi, đời lắm lúc đổi trắng thay đen mà, cái thực có thể chuyển hóa thành cái ảo như thường. Vậy thì rốt cuộc cái gì chả là ảo?
Mà thực ra, nếu nhìn trên bình diện vật chất, mọi thứ đều là ảo, vì làm gì có cái gọi là “vật chất”. Nhưng nếu nếu xét trên khía cạnh tinh thần thì, mọi thứ đều là thật. Vậy là “vật chất” nó lại thắng thế trong thế giới “tinh thần”, còn tinh thần là bất diệt trong thế giới vật chất. Hm... Thật là phục người nào khám phá ra cái triết lý âm dương bất hủ kia. Trong dương có âm, trong âm có dương. Hai cái lại là một.
Nói đến ảo và thực thì chắc tới ngàn thu cũng không xong. Suy nghĩ vậy thôi. Biết đâu những gì ta biết cũng lại chỉ là ảo.
Đọc tiếp....